Diễn đàn cộng đồng tuổi trẻ An Lão
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn đàn cộng đồng tuổi trẻ An Lão


 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

Thông báo đổi tên diễn đàn - WwW.ThptAnLao.Com
Giải pháp mới cho diễn đàn?
Đề thi trắc nghiệm CĐ & ĐH của nhiều năm tuyển sinh (lý, hóa, sinh, anh).
Để xem được các file đề thi có đuôi .pdf bạn cần cài đặt Adobe Reader ~>

Hỗ trợ:Webmaster l Admin l Smod01 l Smod02 l Smod03
Yahoo! Messenger Yahoo! Messenger Yahoo! Messenger Yahoo! Messenger Yahoo! Messenger

Chúng ta cùng chào đón sự xuất hiện của https://anlao.forum-viet.com/u8106 Bạn là thành viên thứ 6261 của gia đình diễn đàn An Lão.




Diễn đàn hiển thị tốt nhất trên với độ phân giải 1024x768 trở lên.
Phát hiện lỗi trong diễn đàn hoặc cần sự trợ giúp vui lòng Liên hệ Admin

--Ảo-Ảnh-Buồn-- nhắn với All
--Ảo-Ảnh-Buồn-- gửi vào lúc 04.08.12 1:46 ...
Ta đã trở lại híc hícboysexhp nhắn với @@!~
boysexhp gửi vào lúc 16.07.12 9:29 ...
Vừa đang diễn đàn mình zô face mà khách 98 -> 169... sời... còn thêm mấy mem mới …--Ảo-Ảnh-Buồn-- nhắn với ALL
--Ảo-Ảnh-Buồn-- gửi vào lúc 03.07.12 23:55 ...
Chúc các t/y thi tốt nhé cố lên nàoLê Lee nhắn với :x
Lê Lee gửi vào lúc 23.06.12 12:19 ...
4r dạo này có vẻ xôm nhẩy :">Con Lật Đật nhắn với all
Con Lật Đật gửi vào lúc 14.06.12 21:05 ...
Hp Có điểm thi tn chưa zị????? sadboysexhp nhắn với A2k@@!~
boysexhp gửi vào lúc 11.06.12 20:20 ...
Mọi người đi off có zui ko... Hix.... em ko đi đk... đi chơi vs lớp zui lắm... mà …Lão Trư Hạnh Phúc nhắn với all
Lão Trư Hạnh Phúc gửi vào lúc 02.06.12 16:21 ...
Ngày đầu tiên đi thi thật là thuận lợi ^^...[Y]an BI nhắn với 94
[Y]an BI gửi vào lúc 31.05.12 17:06 ...
Chúc các bạn hoàn thành tốt bài thi nhé.. Tự tin ,chiến thắng !^^ :m22: --Ảo-Ảnh-Buồn-- nhắn với all
--Ảo-Ảnh-Buồn-- gửi vào lúc 30.05.12 18:04 ...
Còn mấy ngày nữa thi rồi mà sao hoang mang thếKanG 13 nhắn với Member
KanG 13 gửi vào lúc 26.05.12 23:12 ...
Đã có lịch offline. Vui lòng click http://www.thptanlao.com/t18779-topic#168242
Top posters
4355 Số bài - 17%
Hoàng thượng giá lâm !
3346 Số bài - 13%
Gà Kận
3277 Số bài - 13%
Golden
2797 Số bài - 11%
KanG 13
2270 Số bài - 9%
Phươgpi.95
2242 Số bài - 9%
Cậu Bé Vàng
2062 Số bài - 8%
Con Lật Đật
1968 Số bài - 8%
--Ảo-Ảnh-Buồn--
1934 Số bài - 7%
Gà Normal
1861 Số bài - 7%
Lynkyn
Gửi TĐYT

Các bài gửi mới nhấtNgười gửi cuối
[N3]
boysexhp
Lê Lee
chiyeuminhem
kh0cv1em
minhthanh88
tomTD
Mít Tơ Hùng
heokon
minhkdm
nh0kbaby_kut3_alhp
Chichk3nzin
Beatboxer.Mr.Fly
nh0c_Style
mryesgame
mryesgame
cun_kute
cun_kute
cun_kute
[N]goan [T]ừ [B]é
heongaytho
Bạn phải đăng nhập để gửi Thông điệp
Tài khoản:Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập:
:: Quên mật khẩu

Chatbox
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down     Chủ Quyền Biển Đảo Việt Nam

Chia sẻ bài viết đến các mạng xã hội : |Gửi thông tin này vào Tagvn| |
Bài gửiTiêu đề: Chủ Quyền Biển Đảo Việt NamChủ Quyền Biển Đảo Việt Nam 8101031.07.12 0:29
?

Chủ Quyền Biển Đảo Việt Nam Thtx_010Chủ Quyền Biển Đảo Việt Nam Thtx_011Chủ Quyền Biển Đảo Việt Nam Thtx_012
Chủ Quyền Biển Đảo Việt Nam Thtx_013LeVietToanChủ Quyền Biển Đảo Việt Nam Thtx_014
Chủ Quyền Biển Đảo Việt Nam Thtx_015Chủ Quyền Biển Đảo Việt Nam Thtx_016Chủ Quyền Biển Đảo Việt Nam Thtx_017
LeVietToan


Nam My love My love : ?
Nơi ở Nơi ở : ?
posts posts : 478
points points : 960
reputation : 45
Status : ?
Gia nhập Gia nhập : 24/11/2009
Mình đang : Chủ Quyền Biển Đảo Việt Nam Cool10
Loading

Message reputation : 100% (1 vote)
Chủ đề : Chủ Quyền Biển Đảo Việt Nam
--------------------------------------------------




Cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam









Chủ Quyền Biển Đảo Việt Nam Bv-bien-dong1BienDong.Net:
Trong lịch sử, Việt Nam đã phải trải qua nhiều cuộc chiến tranh chống
ngoại xâm. Phần lớn thư tịch cổ quốc gia trong các giai đoạn đó đã bị
quân xâm lược tiêu hủy với mục tiêu xóa sạch văn hóa Việt để dễ bề đồng
hóa. Tuy nhiên, chỉ với những tài liệu chính sử còn lại đến nay cũng đủ
để chứng minh người Việt Nam đã có chủ quyền lịch sử từ rất lâu đời trên
hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, hoàn toàn phù hợp với tập quán cũng
như luật pháp quốc tế về việc xác lập và khẳng định chủ quyền lãnh thổ.


Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của Việt Nam gồm nhiều đảo đá san hô rất nhỏ ở giữa Biển Đông.





Hiện hai quần đảo đang là tâm điểm tranh
chấp phức tạp giữa một số nước ven Biển Đông. Về việc giải quyết tranh
chấp chủ quyền đối với lãnh thổ, pháp luật quốc tế đã hình thành nguyên
tắc xác lập chủ quyền là nguyên tắc chiếm hữu thật sự và thực hiện quyền
lực Nhà nước một cách thật sự, liên tục và hòa bình. Nguyên tắc này đã
được các nước và các cơ quan tài phán quốc tế áp dụng để giải quyết
nhiều vụ tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ trên thế giới.


Áp dụng nguyên tắc nói trên của pháp
luật quốc tế vào trường hợp hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, các bằng
chứng lịch sử và căn cứ pháp lý đều cho thấy rằng các Nhà nước Việt Nam
đã chiếm hữu thật sự hai quần đảo này hàng trăm năm qua. Nói chính xác
là các Nhà nước Việt Nam trong lịch sử và cho tới nay đã thực thi chủ
quyền ở đây ít ra từ thế kỷ XVII khi hai quần đảo chưa hề thuộc chủ
quyền của bất cứ nước nào. Từ đó Việt Nam đã thực hiện việc xác lập và
thực thi chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa
một cách liên tục và hòa bình.


Các bằng chứng lịch sử mà Việt Nam đã
thu thập được rất phong phú, mặc dù do hoàn cảnh chiến tranh liên tục
nên nhiều thư tịch cổ của Việt Nam đã bị mất mát, thất lạc. Tuy nhiên,
những tư liệu còn lại đến nay và chính sử vẫn đủ để khẳng định chủ quyền
của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Một là, các bản
đồ Việt Nam thế kỷ XVII đã gọi hai quần đảo bằng cái tên Bãi Cát Vàng và
ghi vào địa hạt huyện Bình Sơn, phủ Quảng Ngãi. Hai là, nhiều tài liệu
cổ của Việt Nam như Toàn Tập Thiên Nam Tứ chí Lộ Đồ Thư (thế kỷ XVII),
Phủ Biên Tạp Lục (1776), Đại Nam Thực Lục Tiền Biên và Chính Biên (1844 -
1848), Đại Nam Nhất Thống Chí (1865-1875), các Châu bản nhà Nguyễn
(1802-1945)... đều nói về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa như là Bãi
Cát Vàng vạn dặm trên Biển Đông và việc Nhà nước cử đội Hoàng Sa ra khai
thác các quần đảo này. Ba là, nhiều sách cổ, bản đồ cổ của nước ngoài
cũng thể hiện các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Việt
Nam. Đỉnh cao nhất của việc tuyên bố và xác lập chủ quyền của Việt Nam
trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là vào năm 1816 khi vua Gia Long
sai quân lính ra quần đảo Hoàng Sa cắm cờ Việt Nam và tuyên bố chủ
quyền. Cũng cần nói thêm là trong một thời gian khá dài, người Việt Nam
luôn coi quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là một dải đảo dài hàng
vạn dặm trên Biển Đông, nên gọi là Vạn Lý Trường Sa, hay Đại Trường Sa,
Bãi Cát Vàng... Trên thực tế, các chúa Nguyễn cũng như nhà Nguyễn sau
này đều có nhiều hành động liên tục cử người ra cai quản, khai thác các
đảo trên cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Nhà nước phong kiến Việt
Nam đã tổ chức các đội Hoàng Sa, Bắc Hải để thực thi quyền chủ quyền và
khai thác hai quần đảo. Các thể lệ tuyển chọn người, chế độ khen
thưởng, đãi ngộ đối với các đội đều được Nhà nước quy định rõ ràng. Các
đội này được duy trì và hoạt động liên tục từ thời chúa Nguyễn
(1558-1783) đến nhà Tây Sơn (1786-1802) và nhà Nguyễn. Triều đình Nhà
Nguyễn đã cử các tướng Phạm Quang Ảnh (năm 1815), Trương Phúc Sĩ, Phạm
Văn Nguyên, Phạm Hữu Nhật (các năm 1834, 1835, 1836) ra Hoàng Sa khảo
sát, đo đạc các đảo, khảo sát, vẽ bản đồ, xây miếu, dựng bia.


Sau khi đô hộ Đông Dương, Pháp nhân danh
Việt Nam tiếp tục quản lý hai quần đảo qua việc cử tàu chiến tuần tiễu
để đảm bảo an ninh, ngăn chặn buôn lậu, cho phép người Nhật khai thác
phân chim trên đảo, cử tàu De Lanessan ra nghiên cứu hải dương, địa
chất, sinh vật... Từ năm 1930 đến 1932, các tàu chiến Inconstant,
Alerte, La Malicieuse và De Lanessan của hải quân Pháp liên tiếp ra quần
đảo Hoàng Sa. Đầu những năm 30 của thế kỷ 20, Pháp cho quân trú đóng ở
các đảo chính thuộc quần đảo Trường Sa. Các hoạt động này đã được công
bố trong Công báo của Cộng hòa Pháp ngày 26-7-1933. Năm 1933, Toàn quyền
Đông Dương ra Nghị định quy thuộc quần đảo Trường Sa vào tỉnh Bà Rịa.
Pháp cũng tách quần đảo Hoàng Sa ra khỏi tỉnh Nam Nghĩa và đặt vào tỉnh
Thừa Thiên và cho một đơn vị đóng quân ở đó. Sau khi trở lại Đông Dương,
Pháp đã yêu cầu quân Trung Hoa Dân Quốc rút khỏi các đảo mà họ đã chiếm
đóng trái phép năm 1946 và Pháp đã cho quân thay thế quân Trung Quốc,
xây dựng lại trạm khí tượng, đài vô tuyến.


Năm 1951, tại Hội nghị San Francisco
(Hoa Kỳ) có một đề nghị bổ sung bản dự thảo Hòa ước yêu cầu trao trả cho
Trung Quốc hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Nhưng Hội nghị đã bác bỏ
đề nghị này với số phiếu áp đảo là 46 phiếu thuận, 3 phiếu chống và 1
phiếu trắng. Tại Hội nghị, Ngoại trưởng Trần Văn Hữu dẫn đầu phái đoàn
Chính phủ Quốc gia Việt Nam đã tuyên bố khẳng định chủ quyền lâu đời của
người Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà không gặp
sự phản đối hay bảo lưu của nước nào.


Năm 1956 Pháp chuyển giao lãnh thổ miền
Nam Việt Nam cho Chính quyền Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) và chính quyền này
đã cho quân ra tiếp quản, tổ chức hai quần đảo về mặt hành chính (lập ở
mỗi quần đảo một xã thuộc một huyện ở đất liền), xây các bia chủ quyền,
duy trì các trạm khí tượng. Từ những năm 50 của thế kỷ 20 tình hình hai
quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trở nên phức tạp hơn. Lợi dụng tình hình
rối ren khi Pháp rút khỏi Đông Dương theo Hiệp định Genève năm 1954,
Trung Quốc đã bí mật chiếm đóng trái phép nhóm đảo phía đông của quần
đảo Hoàng Sa vào năm 1956. Chính quyền VNCH đã kịch liệt phản đối. Năm
1959 quân Trung Quốc giả làm ngư dân đổ bộ lên nhóm đảo phía tây quần
đảo Hoàng Sa. Quân đội VNCH đã phát hiện ngăn chặn và bắt giữ 82 "ngư
dân” Trung Quốc.


Đối với nhóm đảo phía tây của quần đảo
Hoàng Sa, chính quyền VNCH tiếp tục quản lý cho đến năm 1974. Năm 1974,
Trung Quốc dùng không quân, hải quân chiếm luôn phần phía tây của quần
đảo Hoàng Sa. Chính quyền VNCH đã kịch liệt phản đối hành động xâm lược
này của Trung Quốc. Năm 1975, chính quyền VNCH sụp đổ, Hải quân Việt Nam
tiếp quản đầy đủ các đảo do quân đội VNCH cai quản trên Biển Đông. Nhà
nước Việt Nam thống nhất sau đó tiếp tục khẳng định chủ quyền của người
Việt Nam trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, ban hành nhiều văn bản
hành chính nhà nước thành lập các huyện đảo Hoàng Sa và huyện đảo
Trường Sa cũng như hoàn thiện việc quản lý hành chính trên các quần đảo
này. Một sự thật hiển nhiên là cho đến năm 1988 chưa hề có bất kỳ sự
hiện diện nào của Trung Quốc ở quần đảo Trường Sa. Ngày 14-3-1988, Trung
Quân bắt đầu dùng vũ lực chiếm đóng trái phép một số đảo thuộc quần đảo
Trường Sa của Việt Nam. Dưới ánh sáng của pháp luật quốc tế, Việt Nam
có đầy đủ chứng cứ lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền lâu
đời và liên tục của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.


Công ước Luật Biển năm 1982 cho phép các
quốc gia ven biển được hưởng quy chế thềm lục địa để thăm dò và khai
thác tài nguyên. Đây là chủ quyền chuyên biệt, không tùy thuộc vào điều
kiện phải có sự chiếm hữu, khai phá hay tuyên bố minh thị. Mọi sự tùy
tiện chiếm cứ của nước ngoài dù có bằng vũ lực hay không đều bất hợp
pháp và vô hiệu lực. Về mặt địa lý, đảo Tri Tôn, quần đảo Hoàng Sa chỉ
cách Quảng Ngãi 135 hải lý và đảo Hoàng Sa (Pattle) chỉ cách lục địa
Việt Nam 160 hải lý. Vì vậy, quần đảo Hoàng Sa nằm trong thềm lục địa
của Việt Nam được quy định bởi Công ước về Luật Biển năm 1982. Về mặt
địa chất, các nghiên cứu khoa học đều cho thấy quần đảo Hoàng Sa là một
thành phần của Việt Nam. Về địa hình, đáy biển vùng quần đảo Hoàng Sa là
một cao nguyên chìm dưới đáy biển nối tiếp liên tục lục địa Việt Nam.
Tại quần đảo Trường Sa cũng vậy, về mặt địa chất và địa hình đáy biển
các đảo Trường Sa là sự tiếp nối tự nhiên của lục địa Việt Nam từ đất
liền ra ngoài biển. Hơn nữa, bãi Tư Chính và đảo Trường Sa (Spratly) chỉ
cách đất liền Việt Nam từ 150 đến 200 hải lý, nằm trong thềm lục địa
của Việt Nam.






Một yêu cầu hết sức khách quan đặt ra
cho tất cả các nước có hoạt động liên quan tới Biển Đông là phải tuân
thủ pháp luật chung mà cộng đồng quốc tế, trong đó có các quốc gia ven
Biển Đông, đã dày công xây dựng - Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển
năm 1982 của. Khi vận dụng Công ước để thực thi chủ quyền và quyền chủ
quyền đối với nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa
của mình, các quốc gia ven Biển Đông có nghĩa vụ tôn trọng chủ quyền và
quyền chủ quyền của các nước khác ven Biển Đông đối với lãnh hải, vùng
đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của họ. Trong thời đại văn minh, sử
dụng vũ lực, đe dọa sử dụng vũ lực để cưỡng chiếm lãnh thổ nước khác đã
bị pháp luật quốc tế nghiêm cấm. Vũ lực cũng sẽ không phải là cách thức
đúng đắn để giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông. Tôn trọng các nguyên
tắc cơ bản của pháp luật quốc tế, tôn trọng Hiến chương Liên Hợp Quốc,
tôn trọng các quy định của Công ước Luật Biển năm 1982, giải quyết tranh
chấp bằng các biện pháp hòa bình, thực hiện đầy đủ các cam kết trong
DOC, tiến tới xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC), cùng chung
sức theo hướng biến Biển Đông thành vùng biển hòa bình, hữu nghị và hợp
tác là thể hiện sự hành xử của những quốc gia văn minh, tôn trọng sự
thật lịch sử cũng như thượng tôn pháp luật quốc tế mà chính mình đã công
nhận và ký kết.


Nguồn: Báo Đại Đoàn Kết Chủ Quyền Biển Đảo Việt Nam 2425962563
Chữ ký của LeVietToan
 

Về Đầu Trang Go down
Trang 1 trong tổng số 1 trang
« Chủ đề trước  |  Chủ đề kế tiếp »
Trả lời nhanh - Quick reply
-Quyền hạn trong chuyên mục:
Bạn không có quyền trả lời bài viết

Bài viết mới cùng chuyên mục

Bài viết liên quan


Forum THPT An Lão. Style by DienDanSPKT. Rip & Fix by [Smile].
Powered by phpbb® Version 2.0. Copyright ©2000 - 2011, GNU General Public License.
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất
Tôi là hướng dẫn viên